Thần Lương Hằng Ngày

PVLC Tuần II Mùa vọng

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Trong 4 Tuần Mùa Vọng, sau CN thứ 1 MV PVLC về việc Tỉnh Thức chờ đón Chúa đến,

CN thứ II về Vị Tiền Hô Gioan, được sai đến để dọn đường cho Đấng đến sau ngài.

Cho dù ngài chỉ sống đời khổ hạnh âm thầm ở trong hoang địa nhưng lại trở thành "tiếng kêu trong hoang địa",

đến độ, dân chúng từ khắp miền Giuđêa và cả thành Giêrusalem kéo nhau đến với ngài,

để "thú tội" với ngài và "chịu phép rửa" của ngài, nhờ đó họ có thể nhận ra Đấng đến sau ngài khi Đấng ấy xuất hiện,

Đấng sẽ được chính ngài nhận ra trước và sau đó đã chỉ cho họ, cũng như cho các môn đệ của ngài, thấy nữa.

Trong tâm tình thống hối của Mùa Vọng để dọn mừng xứng đáng cử hành Đại Lễ Chúa Giáng Sinh,

thống hối về đời sống Kitô hữu không trung thực của chúng ta, ở chỗ có những lúc chúng ta sống như thành phần kitô giả, sống phản lại với tinh thần Phúc Âm của Chúa Kitô, Đấng đã đến rồi, và đã sống bần cùng, thương xót, tuân phục, khổ đau v.v.

và càng thống hối chúng ta lại càng cần PVLC từ từ biến đổi, như với PVLC Tuần 2 Mùa Vọng ở những đường links dưới đây:




Tuần II

MV-CNII.B.mp3 / https://youtu.be/bSidQ4riwMA (từ mp3) 

https://youtube.com/live/ad4ZiBxXJB4 (livestream trực tuyến)

DTCPhanxicoHuanTuTruyenTinCNIIMV-B.mp3 / 

https://youtu.be/a9r_fmRwvXE

MuaVong-ChanTroiGiangSinh.mp3 / 

https://youtu.be/RKnCx9LZrdw (cho Phúc Âm ngày thường trong Mùa Vọng)

Thu.2.MV.II.mp3

ThanhGiaoHoangDamasoI.mp3 / 

https://youtu.be/ESF4TkR2zTc (11/12 - Thứ Hai)

Thu.3.MV-II.mp3

DucMeGualalupe.mp3 / 

https://youtu.be/82IM5oftXjs (12/12 - Thứ Ba) - Lễ Kính ở Mỹ Châu

Thu.4.MV-II.mp3

ThanhLuciaDongTrinhTuDao.mp3 / 

https://youtu.be/qD2pbQk_bNY (13/12 - Thứ Tư)

Thu.5.MV-II.mp3

ThanhGioanThanhGia.mp3 / 

https://youtu.be/nRYNH1u1M-0 (14/12- Thứ Năm)

MV.II-6.mp3

Thu.7.MV-II.mp3

 


Suy nghiệm Lời Chúa 

Nhập thể dọn đường  

Theo tiến trình của Mùa Vọng có 4 tuần lễ, chính yếu là Chúa Nhật, thì Bài Phúc Âm Chúa Nhật thứ nhất bao giờ cũng về việc tỉnh thức để chờ đón Chúa Kitô, còn Bài Phúc Âm Chúa Nhật 2 và 3 liên quan đến nhân vật và vai trò của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả. Tuần thứ tư cũng là tuần bát nhật trước Lễ Giáng Sinh, từ ngày 17 đến hết ngày 24/12, Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc về những đoạn trực tiếp liên quan đến biến cố hay mầu nhiệm nhập thể và giáng sinh của Chúa Kitô.

Phải công nhận rằng ngoài Chúa Giêsu và Mẹ Maria, không một ai trong loài người được tiên báo trước về họ ngoại trừ một mình Tiền Hô Gioan Tẩy Giả. Đó là lý do Tiền Hô Gioan Tẩy Giả mới là tiên tri của các tiên tri, tiên tri cao trọng nhất sau Chúa Giêsu, là tiên tri đã được loan báo trước, như ở ngay Bài Đọc 1 hôm nay: "Có tiếng kêu trong hoang địa rằng: 'Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa chúng ta trong hoang địa cho ngay thẳng. Hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng. Và vinh hiển Chúa sẽ xuất hiện, mọi người sẽ được thấy vinh quang Thiên Chúa, vì Ngài đã phán'".

Chính Thánh ký Marco ở ngay đầu bài Phúc Âm hôm nay, cũng đã đề cập đến lời tiên báo về Tiền Hô Gioan Tẩy Giả như sau: "Như có lời Tiên tri Isaia chép rằng: 'Ðây Ta sai Thiên Thần của Ta đến trước mặt ngươi để dọn đường cho ngươi. Có tiếng kêu trong hoang địa rằng: 'Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng'". Trong bài Phúc Âm của mình, Thánh ký Marco đã đề cập đến 3 chi tiết chính yếu về Tiền Hô Gioan Tẩy Giả: 1- vai trò và ảnh hưởng; 2- bản thân và đời sống; 3- rao giảng và loan báo.

Trước hết, về vai trò và ảnh hưởng của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, Thánh ký Marco cho biết: "Gioan Tẩy Giả xuất hiện trong hoang địa, rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội. Dân cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với người, thú tội và chịu phép rửa trong sông Giođan".

Sau nữa, về bản thân và đời sống của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, cùng vị thánh ký cho biết thế này: "Lúc đó Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng". Chính nhờ bản thân biết "trèo lên núi cao", như Bài Đọc 1 diễn tả về "kẻ đưa tin mừng cho Sion", nghĩa là sống trổi vượt lên trên tự nhiên, sống siêu thoát, mà nhân vật Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đã có sức thu hút và lôi kéo "Dân cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với người, thú tội và chịu phép rửa trong sông Giođan", và cũng nhờ ở "núi cao" như vậy ngài mới thấy đượcĐấng Thiên Sai đến với mình để làm chứng về Người và giới thiệu Người với dân Do Thái.

Sau hết, về rao giảng và loan báo của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, thánh nhân tiếp tục cho biết như sau: "Người rao giảng rằng: 'Ðấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần'".

Thế nhưng, Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh liên quan đến Mầu Nhiệm Nhập Thể và Giáng Sinh mà nhân vật chính của Bài Phúc Âm hôm nay không phải là Tiền Hô Gioan Tẩy Giả mà là chính Đấng được Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả này loan báo trong lời rao giảng của mình: "Ðấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần".

Đúng thế, "Đấng đến sau" được Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả loan báo là Đấng "quyền năng" và "sẽ rửa trong Thánh Thần", đúng như tiên tri đã báo trước ở Bài Đọc 1 hôm nay: Về "quyền năng": "Chúa là Thiên Chúa các ngươi sẽ đến trong quyền lực; cánh tay Người sẽ thống trị". Về việc Ngài "sẽ rửa trong Thánh Thần" tức là việc Ngài sẽ ban cho con người Thánh Thần của Ngài để nhờ Vị Thánh Thần thấu suốt mọi sự ấy con người có thể nhận biết tình yêu vô cùng nhân hậu của Ngài, ở chỗ, như Bài Đọc 1 cho biết: "Người chăn dắt đoàn chiên Người như mục tử. Người ẵm chiên con trên cánh tay, ôm ấp chúng vào lòng, và nhẹ tay dẫn dắt những chiên mẹ".

"Đấng đến sau" được Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả loan báo là Đấng "quyền năng" hơn bản thân thấp kém của ngài, và là Đấng "sẽ rửa trong Thánh Thần" ở đây còn được hiểu rằng, so với chính vị tiền hô thì "quyền năng" của "Đấng đến sau" ngài là ở chỗ Đấng ấy "làm phép rửa trong Thánh Thần", trong khi ngài chỉ làm "phép rửa bằng nước", một phép rửa thống hối chứ không có tác dụng tha tội, như "phép rửa trong Thánh Thần" của "Đấng đến sau", Đấng sau khi sống lại từ trong kẻ chết đã thông ban cho các tông đồ Thánh Thần của mình kèm theo quyền năng tha tội: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần. Các con tha tội cho ai thì tội người ấy được tha; các con cầm tội ai thì tội của người ấy bị cầm lại" (xem Gioan 20:22-23).

Mục đích của việc Thiên Chúa xuống thế làm người, "đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta... đầy ân sủng và chân lý" (Gioan 1:14), là để, qua nhân tính tràn đầy Thánh Linh của mình, nhất là sau khi Người Vượt Qua từ khổ giá đến phục sinh, thông ban Thánh Linh của Người cho chung nhân loại và cho riêng Giáo Hội của Người, một Thánh Linh canh tân lại tất cả mọi sự, "Đấng ban sự sống", hoàn toàn xua tan bóng đêm tội lỗi và chết chóc nơi bản tính bị nhiễm nguyên tội của nhân loại.

Đối với dân Do Thái mong đợi Đấng Thiên Sai của họ đến, như được tiên tri Isaia trong Bài Đọc 1 tiên báo trước là như thế, và được Tiền Hô Gioan Tẩy Giả loan báo sau là như vậy, trùng hợp với nhau. Tuy nhiên, đối với Kitô hữu thì Đấng Thiên Sai của dân Do Thái cũng chính là Đấng Cứu Chuộc muôn dân, Đấng sẽ đến lần thứ hai để canh tân lại tất cả mọi sự, một cuộc canh tân thành "trời mới đất mới, trong đó công lý sẽ ngự trị" chỉ xẩy ra sau "ngày Chúa đến, ngày mà các tầng trời bốc cháy tiêu tan, và ngũ hành bị thiêu rụi", như Thánh Phêrô đã đề cập và tiên báo trong Bài Đọc II hôm nay.

Thật ra, khi Chúa Kitô đến thế gian lần thứ nhất, tất cả mọi sự gây ra bởi nguyên tội nơi nhân tính của con người, tất cả những gì là bất chính như tội lỗi và hậu quả của nó là sự chết đều chẳng những đã bị hủy hoại nơi nhân tính chịu khổ nạn cùng tử giá của Chúa Kitô, mà còn được Thánh Thần là "Đấng ban sự sống" canh tân lại tất cả thành "trời mới đất mới, trong đó công lý sẽ ngự trị", nhờ chúng được "rửa trong Thánh Linh" và nhờ đó họ mới sâu xa cảm nghiệm thấy lòng thương xót Chúa mà hân hoan xướng lên Bài Đáp Ca hôm nay rằng: "Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, và ban ơn cứu rỗi cho chúng con", với tất cả ý thức và cảm nhận như vị Thánh Vịnh gia trong bài Đáp Ca hôm nay:

1) Tôi sẽ nghe Chúa là Thiên Chúa của tôi phán bảo điều chi? Chắc hẳn Người sẽ phán bảo về sự bình an. Vâng, ơn cứu độ Chúa gần đến cho những ai tôn sợ Chúa, để vinh quang Chúa ngự trị trong đất nước chúng tôi.

2) Lòng nhân hậu và trung thành gặp gỡ nhau; đức công minh và sự bình an hôn nhau âu yếm. Từ mặt đất, đức trung thành sẽ nở ra, và đức công minh tự trời nhìn xuống.

3) Vâng, Chúa sẽ ban cho mọi điều thiện hảo, và đất nước chúng tôi sẽ sinh bông trái. Ðức công minh sẽ đi trước thiên nhan Chúa, và ơn cứu độ theo sau lốt bước của Người.